Trong suốt quãng đời hoạt động, lãnh đạo Cách mạng từ khi về nước cho tới những ngày cuối đời, tên tuổi của Bác đã gắn liền với nhiều ngôi nhà sàn tại khắp miền Bắc. Những ngôi nhà này đều trở thành biểu tượng cho phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh, và được gọi với cái tên gần gũi là nhà sàn Bác Hồ. Vậy hãy cùng Tico Travel khám phá những căn nhà sàn Bác Hồ sau đây để hiểu thêm về vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta nhé.
Lán Khuổi Nặm – Nhà sàn Bác Hồ ở chiến khu Cao Bằng
Sau khi về tới cột mốc biên giới 108 Việt – Trung vào năm 1941, những ngày đầu hoạt động, Bác nghỉ ngơi tại hang Pác Bó (Cao Bằng) trong một thời gian ngắn trước khi chuyển đến Lán Khuổi Nặm, là một nhà sàn nhỏ được dựng gần đó.
Khi chuyển tới Lán Khuổi Nặm, Bác đã sinh sống và làm việc tại đây cho tới tận tháng 5/1945. Căn nhà sàn Bác Hồ ở chiến khu này hiện đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Di tích Quốc gia đặc biệt.
Tên Lán Khuổi Nặm theo tiếng Tày, tiếng Nùng có nghĩa là suối nước. Sở dĩ, căn nhà sàn Bác Hồ này có cái tên như vậy bởi nó có vị trí nằm không quá xa cửa rừng, lại sát ngay bên dòng suối nhỏ, bên dưới những gốc cây um tùm. Căn nhà được xây dựng theo đúng kiểu nhà sàn của người Tày với diện tích nhỏ bé, chỉ khoảng 12m2 với mái lợp tranh đơn sơ, vách được che bằng lá cáp tao – một loại lá cây rừng trông gần giống lá dừa.
Tuy căn nhà nhỏ bé, đơn sơ lại thiếu thốn giữa núi rừng Cao Bằng bao la, rộng lớn nhưng Lán Khuổi Nặm lại là nơi đã chứng kiến 2 sự kiện vô cùng quan trọng của Cách mạng Việt Nam đó là Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng, chứng kiến sự thành lập của tổ chức “Việt Nam độc lập đồng minh” (gọi tắt là Việt Minh) và sự ra đời của tờ báo Việt Nam Độc Lập, cơ quan ngôn luận chính thức của Mặt trận Việt Minh.
Với những giá trị to lớn không thể phủ nhận ấy, Lán Khuổi Nặm được coi như căn nhà sàn Bác Hồ đầu tiên, thể hiện tinh thần, phong cách giản dị, gần gũi, đơn sơ, gắn liền với văn hóa dân tộc, với đồng bào nhân dân của người cha già của dân tộc.
Nếu muốn đến thăm quan nơi này, bạn có thể tham khảo tour du lịch Hang Pác Bó, khám phá tất cả các địa điểm khởi nguồn của cách mạng Việt Nam khoảng 4 ngày 3 đêm khi di chuyển từ thành phố Hà Nội.
Lán Nà Lừa – Nhà sàn Bác Hồ ở chiến khu Tuyên Quang
Sau khi đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời, mang tính quyết định giúp cho toàn dân nhận thấy được con đường để chấm dứt những ngày tháng nô lệ, tiến đến với kỷ nguyên độc lập – tự do, tháng 5/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh di chuyển từ căn cứ Pắc Bó về tới Tân Trào (Tuyên Quang).
Những ngày đầu khi mới tới đây, Người ở lại căn nhà cơ sở, tuy nhiên, sau đó, Bác đã bàn bạc với các đồng chí cán bộ địa phương để xây dựng một lán nhà riêng với tiêu chí “gần nước, gần dân, xa đường quốc lộ, thuận đường tiến, tiện đường thoái”. Lán Nà Lừa đã ra đời như vậy.
Một lần nữa, nhà sàn Bác Hồ tại Tuyên Quang lại thể hiện sự bình dị và gần gũi với đồng bào nhân dân trong phong cách, lối sống của Người. Vẫn được xây theo cung cách của nhà sàn người Tày với diện tích nhỏ bé, chiều ngang chỉ 4,2m, chiều sâu 2,7m, được chia làm 2 gian nhỏ, gian trong nhỏ hơn làm nơi Bác nghỉ, gian ngoài rộng hơn Bác dùng để làm việc. Sàn lán cách mặt đất 70cm, có bậc lên xuống.
Bên trong căn nhà sàn Bác Hồ ở chiến khu không có nhiều nội thất, đồ vật mà chỉ vỏn vẹn có chiếc máy đánh chữ, ít tài liệu, vài bộ quần áo, 2 chiếc ống bương để hằng ngày Bác xuống suối lấy nước về sinh hoạt. Giữa một môi trường thiếu thốn, bình dị đến vậy, Bác đã đưa ra nhiều quyết sách mang ý nghĩa sống còn cho dân tộc chẳng hạn như quyết định rằng đã đến lúc toàn dân đứng dậy giành chính quyền bởi thời cơ đã chín muồi, làm nên Cách mạng Tháng 8 lịch sử.
Hiện tại, căn lán này nằm trong cụm di tích Nà Nưa. Nếu muốn tận mắt chứng kiến nhà sàn Bác Hồ tại Nà Nưa thì bạn có thể cân nhắc dành thời gian 1 ngày ghé đến đây nếu có dịp đến với tỉnh Tuyên Quang vui chơi, du lịch nghỉ dưỡng.
ATK Định Hóa – 3 căn nhà sàn Bác Hồ ở chiến khu Thái Nguyên
Từ khi được công nhận là Khu di tích Quốc gia đặc biệt có diện tích lớn nhất Việt Nam, ATK Định Hóa đã giúp cho du lịch Thái Nguyên trở nên nổi tiếng hơn với du khách, nhiều tuyến quốc lộ đã được gấp rút xây dựng, nối thành phố Hà Nội với di tích lịch sử rộng lớn lên tới 520km2 này.
Điều đặc biệt tại ATK Định Hóa đó chính là có 3 địa điểm đã được các chiến sĩ và Bác lựa chọn làm điểm xây dựng nhà sàn Bác Hồ đó là Khau Tý, Tỉn Keo và Khuôn Tát. Đây là nơi ở, làm việc và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954).
Đầu tiên đó là lán Khau Tý. Vẫn là một căn nhà sàn Bác Hồ rất nhỏ, có 2 gian để vừa nghỉ ngơi vừa làm việc. Đây là nơi Bác đã ở trong năm 1947 và cũng là nơi cho ra đời bài thơ “Cảnh khuya”.
Đến giữa năm 1948, Người mong muốn chuyển đến một chỗ ở mới đáp ứng các tiêu chí “Trên có núi, dưới có sông. Có đất ta trồng, có bãi ta chơi. Tiện đường sang Bộ tổng. Thuận lối tới Trung ương. Nhà thoáng ráo, kín mái. Gần dân, không gần đường”. Đó là lý do dẫn tới sự ra đời của nhà sàn Bác Hồ ở Tỉn Keo.
Có thể bạn quan tâm
Tin tức
KHÁM PHÁ SUỐI NƯỚC MOỌC – ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN TẠI QUẢNG BÌNH
Th12
Tin tức
BAR NHA TRANG – TOP 15 QUÁN BAR SẼ KHIẾN BẠN “GIẢI TỎA” TẠI XỨ BIỂN
Th12
Tin tức
CHỢ HOA QUẢNG AN – KHU CHỢ CỦA NHỮNG LOÀI HOA GIỮA LÒNG THỦ ĐÔ
Th12